U máu là gì?
- U máu là sự tăng sinh tế bào mạch máu dưới da
- Thường gặp nhất ở trẻ em khoảng.
- U máu thường xuất hiện những tuần đầu sau sinh, phát triển nhanh trong năm đầu tiên, sau đó tự thoái triển một phần hay hoàn toàn từ 5 đến 8 tuổi.
U máu có ác tính không?
- Hầu hết máu là bệnh lành tính và không lây.
- Một số rất ít u máu gây rối loạn đông máu và to nhanh, hoặc chuyển ác
Tại sao bé bị u máu?
- Nguyên nhân không rõ ràng, không liên quan đến chế độ ăn, môi trường sống.
Làm sao nhận biết u máu?
- Tùy vào mức độ nông sâu của u máu có các biển hiện như: vết son, mảng màu rượu chát, dạng trái dâu, màu xanh đậm dưới da (hình 1)
- Một số u máu nặm sâu trong các cơ quan như gan, lách, não… thường tình cờ được phát hiện qua siêu âm hoặc cận lâm sàng hình ảnh khác
Có cần xét nghiệm để chẩn đoán?
- Siêu âm nhằm chẩn đoán, đánh giá kích thước, mức độ xâm lấn của u với cơ quan lân cận và giúp khảo sát u máu các cơ quan nội tạng kèm theo.
- Siêu âm tim và xét nghiệm máu nếu u máu lớn
U máu có thể tự khỏi không?
- Đa số u máu có thể tự khỏi một phần hay hoàn toàn khi bé khoảng 5-8 tuổi tùy từng loại u, để lại lớp da bình thường hoặc mô sẹo.
- U máu không khỏi sau 9 tuổi cần xem lại chẩn đoán và cách điều trị
U máu được điều trị như thế nào?
- Theo dõi đơn thuần trong hầu hết các trường hợp
- Bôi thuốc corticoid, timolol đối với u kích thước nhỏ.
- Chích thuốc corticoid vào u đối với u to, phẫu thuật khó khăn.
- Uống thuốc propranolol đối với u máu lan rộng.
- Chiếu laser đối với u máu nông trên bề mặt da.
- Phẫu thuật.
Khi nào cần điều trị phẫu thuật u máu?
- U máu ngoài da có biến chứng nhiễm trùng hay chảy máu
- U máu lớn gây suy tim hoặc tiêu thụ tiểu cầu
- U máu nội tạng gây ảnh hưởng chức năng cơ quan hay cơ thể. Ví dụ: u máu ruột gây xuất huyết tiêu hóa, gây lồng ruột…; u máu đường thở ảnh hưởng hô hấp…
Có cần nằm viện sau mổ không?
- Bé có thể về trong ngày đối với u máu kích thước nhỏ, vị trí ngoài da.
- U máu to hoặc năm sâu trong cơ thể thì cần năm lại bệnh viện vài ngày đến vài tuần.
Chuẩn bị trước mổ như thế nào?
- Bé nhịn ăn, xét nghiệm máu, thăm khám kĩ trước mổ.
- Bác sĩ gây mê sẽ khám và tư vấn các vấn đề liên quan đến gây mê cho bé.
- Trong trường hợp u máu cơ quan nội tạng thì việc chuẩn bị sẽ liên quan đến cơ quan có u máu.
Phương pháp mổ như thế nào?
- Cắt bỏ vùng da chứa u máu là thường gặp nhất. Trong trường hợp u máu quá lớn, phần da cắt rộng thì các bác sĩ sẽ phải chuyển da hoặc ghép da che phủ.
- Nếu máu nội tạng khi cần phẫu thuật sẽ cắt bỏ 1 phần cơ quan có u máu: cắt đoạn ruột có u máu khâu lại hoặc nối ruột, cắt 1 phần gan chứa u máu…
Chăm sóc sau mổ cắt u máu ngoài da
- Bệnh nhi uống thuốc giảm đau trong 3 ngày
- Thay băng khi uớt
- Cắt chỉ khoảng 7-10 ngày sau mổ.
- Không cần kiêng ăn sau mổ.
Các biến chứng thường gặp sau mổ
- Nhiễm trùng: vết mổ đỏ, đau, rỉ dịch mủ.
- Chảy máu vết mổ
- Tái phát u máu
Tái khám khi nào?
- Sau phẫu thuật, bệnh nhi cần tái khám theo hẹn 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng.
- Tái khám sớm khi có biến chứng.
Tài liệu tham khảo
- www.birthmarkcare.com/resources-for-parents-and-patients/
- www.hemangiomaeducation.org/info_infantile.html
- http://emedicine.medscape.com/article/1083849-clinical#a0217
- Phác đồ diều trị u máu bệnh viện Nhi Đồng 2.
Be the first to comment