Bacille Calmette–Guerin (BCG) là vắc xin ngừa lao hiệu quả và duy nhất hiện nay được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo áp dụng ở những khu vực có tần suất bệnh lao cao, trong đó có Việt Nam.
Viêm hạch lao và cách nhận biết
- Biểu hiện thường gặp nhất sau chích ngừa là phản ứng sưng hoặc loét lâu lành nơi tiêm ngừa (vai trái).
- Hầu hết những trường hợp này sẽ tự khỏi vài tuần sau đó và để lại sẹo lao. Tuy nhiên một số trẻ có biểu hiện sưng các hạch vùng (hạch nách, trên hoặc dưới đòn, cổ).
- Thời điểm thường xuất hiện có thể từ 2 tuần đến 6 tháng sau tiêm.
Phân loại: Có 2 loại viêm hạch lao: đơn giản và phức tạp.
- Viêm hạch lao đơn giản: sưng hạch nách, hầu như không đau, màu sắc da không thay đổi.
- Viêm hạch lao phức tạp: hạch sưng ngày càng to, da có thể đỏ, đau, nung mủ sau đó vỡ ra da gây xì dò phức tạp, khó lành, sẹo xấu.
Có cần thiết làm xét nghiệm?
- Đa số các trường hợp, bệnh nhi không cần xét nghiệm
- Trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng hoặc viêm hạch phức tạp bé có thể cần được xét nghiệm máu và siêu âm để khảo sát thêm.
Bệnh này có
Viêm hạch lao đơn giản có thể tự khỏi sau vài tuần, vài tháng.
Khi nào cần phẫu thuật?
- Đối với viêm hạch lao kích thước lớn (hơn 2cm), nung mủ, hóa nhiều nang, xì dò rất khó điều trị.
- Những trường hợp này cần được phẫu thuật sớm để giải quyết triệt để.
Chuẩn bị trước mổ
- Bé nhịn ăn, xét nghiệm máu, thăm khám kĩ trước mổ.
- BS gây mê sẽ khám và tư vấn các vấn đề liên quan đến gây mê cho bé.
Mổ như thế nào?
- Cắt trọn khối hạch, có thể đặt 1 ống dẫn lưu nhỏ ở vết mổ.
- Phần hạch lấy ra sẽ được gửi giải phẫu bệnh để xác định chẩn đoán sau mổ.
Chăm sóc sau mổ?
- Bé có thể xuất viện trong ngày, ngay sau phẫu thuật vài giờ.
- Bé không cần kiêng ăn sau phẫu thuật.
- Uống thuốc giảm đau từ 1-3 ngày.
- Thay băng khi băng bẩn.
- Tái khám và cắt chỉ sau 7 đến 10 ngày.
Biến chứng sau mổ?
- Chảy máu sau mổ: có thể chảy ra ngoài vết mổ hoặc tạo khối máu tụ tại dưới vết mổ. Thường tự cầm, nếu không bệnh nhi cần mổ lại
- Tụ dịch sau mổ. Người nhà bệnh nhi thấy vùng nách sưng to sau mổ và cho bé đi khám. Dịch tụ được thoát ra bằng cách chọc hút hoặc tách vết mổ sau khi cắt bỏ một vài mối chỉ. Tụ dịch thường sẽ khỏi sau vài ngày.
- Nhiễm trùng vết mổ khi thấy vết mổ sưng đỏ, đau và có thể có mủ. Nhiễm trùng vết mổ thường đáp ứng với điều trị kháng sinh
- Có thể tái phát. Hạch viêm tái phát thường được theo dõi một vài tháng trước khi cần nhắc mổ lại
Theo dõi sau mổ?
- Tái khám theo lịch hẹn hoặc khi có bất thường.
Be the first to comment