Kén / Nang giáp lưỡi

Nang giáp lưỡi là gì?

  • Nang giáp lưỡi là một khối u ở cổ, chứa đầy dịch bên trong. Khối này thường phân biệt với các bệnh khác như hạch cổ, u mỡ, u giáp, viêm giáp…
  • Nang giáp lưỡi là một dị tật bẩm sinh do sự bất thường trong quá trình phôi thai hình thành tuyến giáp. Nang hình thành do một phần ống giáp-lưỡi (đáng lẽ tiêu đi) sót lại tạo thành và biểu hiện dưới dạng 1 khối u nằm ở chính giữa cổ (hình 1).
Hình 1: Nang giáp lưỡi
(https://healthjade.net/thyroglossal-cyst/)

Triệu chứng

  • Bệnh biểu hiện một khối ở trước cổ, hình bầu dục, kích thước tăng chậm, di động theo nhịp nuốt.
  • Đôi khi, khối u này bị bội nhiễm và vỡ qua da tạo ra một đường rò. Trẻ sẽ đến khám với một khối sưng, đau nhiễm trùng ở cổ.

Chẩn đoán

  • Siêu âm cổ: trong trường hợp nghi ngờ nang giáp lưỡi cần được siêu âm để giúp chẩn đoán
  • CT scan cổ trong một số trường hợp khó chẩn đoán

Điều trị

  • Thuốc kháng sinh: đối với các nang giáp lưỡi bội nhiễm (hình 2), thì cần điều trị kháng sinh trước và sau khi phẫu thuật. Vì nhiễm trùng sẽ làm cho việc phẫu thuật nang khó khăn hơn và tăng nguy cơ tái phát.
Hình 2: Nang giáp lưỡi bội nhiễm
  • Phẫu thuật: vì đây là một dị tật bẩm sinh nên phẫu thuật là cách điều trị duy nhất. Nếu không phẫu thuật, khối u này sẽ có nguy cơ nhiễm trùng, vỡ nang, có nguy cơ hóa ác sau này. Phương pháp phẫu thuật này có tên là Sistrunk (cắt nang và một phần xương móng) (hình 3)
Hình 3: Phẫu thuật cắt nang giáp lưỡi, đường dò và 1 phần xương móng

Chăm sóc sau mổ

  • Thông thường, bệnh nhân sẽ được xuất viện trong ngày
  • Thuốc: kháng sinh, giảm đau
  • Dẫn lưu khi nang giáp lưỡi viêm nhiễm hoặc phẫu thuật bóc tách khó khăn. Dẫn lưu sẽ được rút sớm sau vài ngày
  • Tái khám và cắt chỉ sau 7-10 ngày.

Biến chứng sau mổ

  • Nhiễm trùng, tụ dịch vết mổ
  • Chảy máu sau mổ: thường hiếm xảy ra, trong trường hợp chảy máu lượng nhiều thì cần phẫu thuật lại.
  • Tái phát (3 – 5%): đây là một bệnh có nguy cơ tái phát cao, đặc biệt nếu đường rò không được cắt triệt để.

Tài liệu tham khảo

  • Amos J, Shermetaro C. Thyroglossal Duct Cyst. [Updated 2021 Jul 18]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2021.
  • Patel, S., Bhatt, A.A. Thyroglossal duct pathology and mimics. Insights Imaging 10, 12 (2019).
  • Vanni Mondin, Alfio Ferlito, Enrico Muzzi, Thyroglossal duct cyst: Personal experience and literature review, Auris Nasus Larynx,Volume 35, Issue 1, 2008, Pages 11-25,
  • Zander DA, Smoker WR (2014) Imaging of ectopic thyroid tissue and thyroglossal duct cysts. Radiographics 34:37–50
  • https://healthjade.net/thyroglossal-cyst/

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*