Đại cương
- Thủng dạ dày trong thời kì sơ sinh hiếm gặp, tuy nhiên tỉ lệ tử vong do thủng dạ dày khá cao.
- Đa số những trường hợp thủng dạ dày ở trẻ em thường không có nguyên nhân.
Nguyên nhân
- Vô căn
- Thiếu oxy, non tháng
- Teo môn vị, teo tá tràng, xoắn ruột, dò khí- thực quản
- Khiếm khuyết cơ của dạ dày
- Do đặt thông dạ dày
- Thông khí áp lực dương, dùng thuốc indomethacin, corticosteroid
Triệu chứng lâm sàng
- Triệu chứng lâm sàng của thủng dạ dày khá đa dạng.
- Hầu hết các trường hợp xuất hiện trong vòng 5 ngày tuổi đầu tiên.
- Trẻ thường non tháng hay có tiền sử thiếu oxy.
- Trẻ có thể nôn ra sữa hay ra máu.
- Triệu chứng điển hình là trướng bụng đột ngột.
- Sau đó, tiến triển đến suy hô hấp, rối loạn huyết động và shock với các dấu hiệu như hạ thân nhiệt, tím, tay chân lạnh, không hoặc tiểu ít.
- Bụng ngày càng trướng, có thể nề đỏ thành bụng và phù nề da bìu.
Chẩn đoán
- Thủng dạ dày được chẩn đoán bằng X quang bụng
- X quang bụng không sửa soạn: có hình ảnh hơi tự do với liềm hơi dưới hoành (hình 1), không thấy bóng hơi dạ dày.
- X quang bụng có thuốc cản quang: thuốc lan tràn từ dạ dày ra ổ bụng (hình 2).
Điều trị
Điều trị thủng dạ dày là phẫu thuật
Chuẩn bị trước mổ
- Truyền dịch và truyền máu chống Shock
- Đặt nội khí quản giúp thở trong những trường hợp suy hô hấp
- Kháng sinh phổ rộng
- Xét nghiệm: công thức máu, chức năng đông máu, ion đồ, chức năng gan thận, khí máu động mạch
Phẫu thuật
- Đường mổ ngang trên rốn
- Thám sát tìm lỗ thủng, thường là ở bờ cong lớn
- Cắt lọc mô hoại tử. Trong một số trường hợp lỗ thủng lớn, hoại tử dạ dày lan rộng phải cắt bỏ một phần dạ dày.
- Khâu lại dạ dày.
- Rửa ổ bụng với nước muối sinh lý ấm
- Khâu vết mổ
Chăm sóc sau mổ
- Nuôi ăn tĩnh mạch
- Kháng sinh
- Thay băng vết mổ
- Cho ăn lại khi dịch dạ dày ra trong, chụp dạ dày cản quang không thấy xì dò, thường sau mổ 7 ngày.
- Xuất viện khi bệnh nhân ăn lại được và vết mổ lành.
Tái khám
Một tuần, 3 tháng , 6 tháng sau mổ. tái khám ngay nếu có triệu chứng giống lần đầu
Tài liệu tham khảo
- Teru K, Iwa J, et al. (2012), “Etiology of neonatal gastric perforation: a review of 20 years’ experience”.Pediatric Surgery International,28, pp 9-14.
- Robert K Minkes (2011) “Gastric Perforation”. Newborn Surgery, (3), pp.450-454.
- Richard J. Leone, Jr, and Irwin H. Krasna (2000) “Spontaneous Neonatal Gastric Perforation: Is It Really Spontaneous?” J Pediatr Surg, 35,pp1066-1069.
Be the first to comment