Chấn thương thận ở trẻ em

Đại cương

  • Là một cấp cứu niệu nhi khoa, thường gặp trong những trường hợp đa chấn thương.
  • Chấn thương thận thường gặp nhất trong tổn thương hệ niệu sinh dục ở trẻ em.
  • Chiếm 10% trong chấn thương bụng kín.

Phân độ

Bảng phân độ chấn thương thận theo AAST (bảng 1) có 5 độ với hình ảnh minh họa (hình 1)

Bảng 1: Phân độ chấn thương thận

Hình 1: Phân độ chấn thương thận

Chẩn đoán

  • Hỏi đánh giá kĩ cơ chế chấn thương, thời gian và một số nguyên nhân: vật nhọn, vật tù, tai nạn giao thông, té cao, sinh hoạt.
  • Tiền sử bất thường về bệnh lý thận sẵn có: thận ứ nước, thận đa nang, sỏi thận, thận đôi, u thận…
  • Triệu chứng: đau bụng vùng hông lưng, tình trạng mất máu cấp, tiểu máu, bàng quang căng trong những chấn thương nặng.
  • Khám đánh giá: tổng trạng, tình trạng sốc mất máu, vết thương từ bên ngoài (nếu nguyên nhân do vật đâm vào) và chú ý chấn thương các tạng khác đi kèm: sọ não, chi, lồng ngực và tạng trong ổ bụng.

Một số xét nghiệm cần làm?

  • Công thức máu, chức năng thận, chức năng đông cầm máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Siêu âm bụng thường quy cần làm khi có chấn thương bụng kín: thực hiện nhanh, đánh giá được thương tổn và các nguyên nhân khác đi kèm.
  • Chụp CTscan bụng cản quang khi nghi ngờ chấn thương thận: vết thương bụng do vật sắc nhọn, tai nạn giao thông, té cao trên 4-5m, đụng giập khi chơi thể thao, chấn thương có kèm gãy xương sườn, cột sống, xương chậu…
  • Chú ý cần tiến hành Ctscan ngực và sọ não đồng thời nếu có nghi ngờ chấn thương các tạng đi kèm

Điều trị

Nguyên tắc điều trị chung

  • Cấp cứu ngay khi tình trạng nguy kịch, chống sốc mất máu, do đau (nếu có).
  • Điều trị các tổn thương phối hợp.
  • Điều trị tổn thương tại thận.

Điều trị bảo tồn

Hướng điều trị bảo tồn:

  • Chia các tổn thương do chấn thương thận thành nhẹ (độ I, II, III) thường sẽ có tình trạng huyết động học (HĐH) ổn định.
  • Chấn thương thận độ IV, V không kèm các thương tổn khác, kèm theo tình trạng HĐH ổn định.

Khi nào chỉ định phẫu thuật thám sát

  • Chấn thương từ độ IV, V có HĐH không ổn định.
  • Chấn thương thận kèm các tổn thương khác phối hợp không ổn định khi điều trị nội khoa.
  • Tổn thương đến các mạch máu: tắc mạch, đứt mạch máu, tiểu máu kéo dài hoặc vỡ thận bệnh lý: ứ nước…

Nguyên tắc phẫu thuật

  • Hồi sức nội khoa trước khi can thiệp ngoại khoa, đôi khi vừa hồi sức vừa phẫu thuật trong tình trạng nặng tổn thướng đến các mạch máu lớn.
  • Xử lí tổn thương tại thận và các tổn thương phối hợp.
  • Cắt thận nếu tổn thương quá nặng hoặc đứt rời cuống thận.

Biến chứng

  • Khối áp xe thận.
  • Tụ dịch nhiễm trùng hoặc tụ nước tiểu
  • Nhiễm trùng.
  • Rò hệ niệu.
  • Teo thận
  • Tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận.

Theo dõi và tái khám

  • Theo dõi tiểu máu trong 1 tháng đầu.
  • Tái khám: 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

Tài liệu tham khảo

  • Lê Tấn Sơn, Lê Nguyễn Yên (2018), “ Chấn thương thận ở trẻ em”. Ngoại nhi lâm sàng, Nhà xuất bản Y Học. tr.112-116.
  • Casale A.J. (2010), “Urinary tract trauma”, Pediatric Urology, 2nd edi, pp. 720-728.
  • Husmann D.A. (2016), “Pediatric genitourinary trauma”, Campbell-Walsh Urolory, 11th edi, pp. 3538-3549.
  • Moore E.E. (2017), “Injury scoring scale”, The American Association for the surgery of Trauma.
  • Summerton  D.J. (2014), “Guidelines on Urological Trauma”, European Association of Urology, pp. 9-12.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*