Kén bã là gì?
- Kén bã là hậu quả của sự tích tụ các chất bã (chất tiết) của các tuyến dưới da.
- Có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên da, nhưng phổ biến nhất là ở mặt, cổ và thân.
Dấu hiệu nhận biết kén bã và triệu chứng thường gặp?
- Chẩn đoán chủ yếu là dựa vào quan sát và thăm khám lâm sàng.
- Một khối nhỏ, hình tròn phồng lên ở dưới da thường xuất hiện ở mặt, cổ và thân.
- Một mụn nhỏ đầu đen cắm ở trung tâm của kén bã
- Chất màu vàng, mùi hôi chảy ra từ kén bã
- Da ở vùng này đỏ, sưng, và nhạy cảm đau khi kén bã bị viêm hoặc nhiễm trùng.
- Siêu âm có thể giúp chẩn đoán phân biệt với các loại u khác.
Kén bã có thể tự khỏi không?
- Kén bã là do sự tích tụ các chất bã của các tuyến ở dưới da, do đó nếu không giải quyết thì sẽ có khuynh hướng to thêm theo thời gian.
- Ngoài ra, một số trường hợp có thể bội nhiễm, tạo thành một kén bã nhiễm trùng. Tùy mức độ nhiễm trùng và điều trị mà có thể ổn định lại như kén bã ban đầu hoặc vỡ thoát mủ.
Làm gì khi phát hiện kén bã?
- Hãy đến các cơ sở y tế để được các Bác sĩ chuyên khoa Ngoại nhi thăm khám.
- Là bệnh có thể mổ và về trong ngày tại các bệnh viện lớn có chuyên khoa Ngoại nhi.
Một số biến chứng của kén bã?
- Nhiễm trùng ở nhiều mức độ khác nhau
- Khó chịu khi quá to khi nằm, ngồi.
Nên phẫu thuật kén bã khi nào?
- Khi kén bã không nhiễm trùng
- Bé hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính khác nhau.
- Thăm khám cẩn thận trước mổ, bé nhịn ăn hay bú trước mổ 6h.
- Bác sĩ gây mê sẽ khám và tư vấn về các vấn đề gây mê cho bé.
Phương pháp mổ?
- Về nguyên tắc kén bã có thể gây tê để lấy. Nhưng một số bé còn quá nhỏ nên bé sẽ không hợp tác (sợ, dãy giụa), rất khó để phẫu thuật nên bác sĩ cho bé gây mê.
- Gây mê thông thường đối với các kén nhỏ sẽ là mê mask mê qua mặt nạ và thời gian mê nhanh.
- Bác sĩ tiến hành rạch da ngay trên kén, hay xung quanh kén hình tram, bóc tách và cắt trọn kén.
Chăm sóc sau mổ?
- Bé ăn uống bình thường sau mổ
- Uống thuốc giảm đau 3-5 ngày
- Thay băng khi ướt
- Tái khám và cắt chỉ sau 7 ngày
Biến chứng sau mổ?
- Sẹo xấu sẽ được xem xét sau 2 năm
- Chảy máu sau mổ, thường chỉ cần băng ép là đủ
- Nhiễm trùng vết mổ, sẽ được điều trị kháng sinh vài ngày
- Tái phát hiếm khi gặp
Tài liệu tham khảo
Be the first to comment