Nang buồng trứng là gì?
Nang buồng trứng là một khối chứa dịch ở buồng trứng. Đa phần là lành tính.
Tần suất
- Là một bệnh ít gặp, chiếm 2,7/100.000 trẻ gái
- Thường gặp ở trẻ lớn
Phân loại
- Nang bì buồng trứng hay còn gọi là u quái trưởng thành dạng nang là u lành, chiếm 75% u buồng trứng.
- Nang nước buồng trứng
- Nang đơn thuần
- Nang hoàng thể
- Nang cạnh buồng trứng
- Nang lạc nội mạc tử cung
- U tiết dịch trong
- U tiết dịch nhầy: 75% số u này là lành tính
Triệu chứng
- Đau bụng vùng chậu. Thường khi nang có biến chứng như vỡ, xoắn, nhiễm trùng hay xuất huyết trong nang sẽ gây đau bụng
- Nôn ói
- U bụng
- Đôi khi không có triệu chứng, phát hiện trên siêu âm bụng tình cờ phát hiện
Xét nghiệm
- Siêu âm bụng: là xét nghiệm hình ảnh được thực hiện đầu tay, chẩn đoán nang buồng trứng.
- CT bụng
- Marker u (AFP, βhCG, CA 125): thường tăng trong u ác tính.
Chỉ định phẫu thuật
- Không phải nang buồng trứng nào cũng phải phẫu thuật. Nang nhỏ thì có thể theo dõi nếu không có triệu chứng, và các marker u bình thường.
- Có 2 tình huống thường gặp phải
- Cấp cứu: xoắn buồng trứng (hình 2) do nang chiếm 2,7% các trường hợp đau bụng cấp ở trẻ em. Nếu chẩn đoán là nang buồng trứng xoắn hoặc có biến chứng thì bệnh nhân sẽ được phẫu thuật.
- Chương trình: Nang > 5 cm và có cuống dài vì có nguy cơ xoắn, vỡ.
Phẫu thuật
- Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm như vết mổ nhỏ và thẩm mỹ hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn, đau sau mổ ít hơn.
- Nang buồng trứng nghi u ác tính (rất hiếm gặp): cắt bỏ buồng trứng, tai vòi, mạc nối lớn và sinh thiết nhiều nơi.
- Phẫu thuật cắt nang, bảo tồn mô buồng trứng khỏe mạnh còn lại (nếu có).
- Nang buồng trứng xoắn (hình 2) và các marker ung thư bình thường
- Buồng trứng và tai vòi còn hồng hào sau khi tháo xoắn: cắt nang và bảo tồn mô buồng trứng còn lại (nếu có)
- Buồng trứng và tai vòi tím đen sau khi tháo: sẽ nội soi thám sát lại sau vài tuần để đánh giá lại thương tổn và cắt nang
Chăm sóc sau mổ
- Giảm đau: 3-5 ngày sau mổ
- Thay băng vết mổ
- Tái khám sau 1 tuần-10 ngày và cắt chỉ
Biến chứng
- Nhiễm trùng vết mổ
- Chảy máu
- Tái phát
Theo dõi và tái khám
- Tái khám sau xuất viện 1 tuần – 1 tháng – 3 tháng – 6 tháng
Tài liệu tham khảo
- Potdar, N, Pillai, RN, Oppenheimer CA. Management of ovarian cysts in children and adolescents. The Obstetrician & Gynaecologist. 2020; 22: 107– 14.
- L Brandt, M. and M. A Helmrath (2005).”Ovarian cysts in infants and children”.
- Emeksiz, H.C., et al. (2017).”Age-Specific Frequencies and Characteristics of Ovarian Cysts in Children and Adolescents”. Journal of clinical research in pediatric endocrinology. 9(1), 58-62.
- Pfeifer, S.M. and G.G. Gosman (1999).”Evaluation of adnexal masses in adolescents”. Pediatr Clin North Am. 46(3), 573-92.
- Warner, B.W., J.C. Kuhn, and L.L. Barr (1992).”Conservative management of large ovarian cysts in children: the value of serial pelvic ultrasonography”. Surgery. 112(4), 749-55.
Be the first to comment