Viêm tụy cấp góc nhìn Ngoại khoa

Đại cương

  • Viêm tụy cấp là tình trạng đau bụng đột ngột kèm theo sự gia tăng men tụy trong máu và nước tiểu, có hoặc không có sự thay đổi mô tụy trên hình ảnh học.
  • Bệnh có thể được phục hồi hoàn toàn không để lại di chứng.
  • Tần suất bệnh chung trên thế giới là 3,6-13,3/100.000 trẻ em.
Hình 1: Hình ảnh mô phỏng tụy viêm và các cơ quan lân cận

Phân loại

  • Viêm tụy cấp thể nhẹ: chiếm đa số khoảng 70-80%, hay còn gọi là viêm tụy cấp thể phù mô kẽ. Thể này không gây rối loạn chức năng cơ quan hay biến chứng tại chô.
  • Viêm tụy cấp thể trung bình: là thể viêm tụy cấp có thể gây suy đa cơ quan nhưng chỉ thoáng qua dưới 48 giờ.
  • Viêm tụy cấp thể nặng: là viêm tụy cấp có gây rối loạn chức năng các cơ quan kéo dài hơn 48 giờ.

Nguyên nhân gây viêm tụy cấp

  • Nhiễm trùng.
  • Chấn thương.
  • Sỏi đường mật.
  • Bất thường hệ thống ống mật-tụy.
  • Một số thuốc.
  • Nguyên nhân khác ít gặp: các bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa, viêm tụy gia đình…

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định viêm tụy cấp khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn:

  • Đau bụng.
  • Men tụy tăng ít nhất 3 lần giới hạn trên bình thường.
  • Hình ảnh học viêm tụy cấp.

Khi nào cần can thiệp phẫu thuật?

  • Phẫu thuật nội soi vẫn là lựa chọn ưu tiên.
  • Can thiệp ngoại khoa sớm trong viêm tụy cấp hoại tử làm tăng tỷ lệ tử vong.
  • Trong trường hợp viêm tụy cấp hoại tử có hội chứng tăng áp lực ổ bụng, ổ tụ dịch nhiễm trùng thì nên can thiệp tối thiểu, lấy phần hoại tử và đặt dẫn lưu ổ bụng.
  • Trong trường hợp viêm tụy cấp do sỏi đường mật, cắt túi mật sẽ giúp ngăn ngừa tái phát viêm tụy, cần thực hiện khi tình trạng nội khoa ổn định.

Biến chứng và tiên lượng ra sao?

  • Biến chứng toàn thân: sốc, suy hô hấp, suy thận cấp, hạ canci máu, tăng đường huyết.
  • Hoại tử tụy, tụ dịch quanh tụy, nang giả tụy và áp xe tụy.
  • Tiên lượng viêm tụy cấp hoại tử chưa có nhiều số liệu thống kê với tỷ lệ có hoại tử trong viêm tụy cấp chỉ khoảng 1% các ca viêm tụy cấp ở trẻ em.
  • So với người lớn thì viêm tụy cấp ở trẻ em có tiên lượng tốt hơn. Tỷ lệ tử vong dưới 5%.
  • Tỷ lệ hình thành nang giả tụy là 8-41%, cao nhất ở các bệnh nhi viêm tụy sau chấn thương.
  • Khoảng 15-35% bệnh nhi viêm tụy tái phát.

Tài liệu tham khảo

  • https://emedicine.medscape.com/article/181364-overview.
  • Adzick N.S. (2012), “The Pancreas”, Pediatris Surgery, 7th edi, Elsevier Health Sciences, pp. 1371-1384.
  • Wiersch J., Gittes G.K. (2014), “Lesions of the pancreas”, Ashcraft’s Pediatric Surgery, 6th edi, Elsevier Health Sciences, pp.636-647.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*