Nang giả tụy

Nang giả tụy là gì?

  • Nang giả tụy (NGT) là sự tập trung khu trú chất dịch có nồng độ cao của amylase và các men tụy khác trong một túi dạng nang mà thành của nó không có lớp biểu mô.
  • Nang giả tụy chiếm phần lớn (khoảng 75-80%) các tổn thương dạng nang của tụy.
  • Có dạng tròn hoặc dạng trái xoan
  • Tần suất xảy ra ở bé nam nhiều hơn nữ
  • Có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào

Nguyên nhân

  • Sau chấn thương bụng
  • Sau một đợt viêm tụy cấp nặn, cũng có thể xảy ra ở trẻ có viêm tụy mạn (.

Ở trẻ em nang giả tụy thường xảy ra sau chấn thương bụng.

Triệu chứng

  • Buồn nôn, nôn
  • Chán ăn, ăn không tiêu
  • Bụng đầy hơi
  • Các cơn đau dữ dội và dai dẳng ở bụng và đôi khi ở lưng.

Làm sao để chẩn đóan nang giả tụy?

  • Tiền căn viêm tụy hay chấn thương vào vùng bụng trên rốn
  • Đau vùng bụng trên rốn dai dẵng sau chấn thương hay viêm tụy
  • Chán ăn, sụt cân, nôn ói, vàng da, sốt
  • Khi khám có thể thấy khối u vùng bụng trên rốn
  • Hội chứng xuất huyết trong nang giả tụy: đau đột ngột dữ dội vùng bụng trên rốn, dấu mất máu cấp (da tái niêm nhạt, huyết áp giảm…), đôi khi nghe được âm thổi vùng bụng trên rốn
  • Men tụy có thể tăng trong máu khi tụy còn viêm hoặc nang bị vỡ
  • Siêu âm bụng, nhất là CT-scan (có độ nhạy 90-100%): giúp chẩn đoán nang giả tụy và phân biệt với những thương tổn khác.

Điều trị nang giả tụy như thế nào?

  • Điều trị tùy thuộc vào kích thước và diễn tiến của nang.
  • Một số NGT tự thoái triển (khoảng 20-40%) không cần phải mổ. Một số  nang chưa có biến chứng hoặc nang nhỏ (<5cm), có thành mỏng nên theo dõi diễn tiến và cân nhắc phẫu thuật khi có chỉ định.
  • Điều trị phẫu thuật cho những nang có kích thước lớn hơn 5cm, xuất hiện > 6 tuần với thành nang đủ dày giúp cho việc khâu nối dẫn lưu hoặc cắt bỏ nang được tốt hơn.
  • Tuy vậy đôi khi phải can thiệp cấp cứu vì những biến chứng của nang ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân như vỡ nang, áp xe nang, chảy máu trong nang, tắc ruột do chèn ép.

Nếu phẫu thuật thì có những phương pháp nào?

  • Dẫn lưu nang (ra ngoài) qua da: tỉ lệ thất bại (khoảng 54%), tỉ lệ tái phát cao (khoảng 63%), thời gian dẫn lưu kéo dài, nhiễm khuẩn thứ phát và rất bất tiện cho bệnh nhi và người nhà.
  • Dẫn lưu trong: nối NGT- dạ dày (hình 1), nối NGT- hỗng tràng tỉ lệ thành công cao khoảng 85-90%, tái phát thấp.
Hình 1: Nối NGT- dạ dày
  • Phẫu thuật cắt nang khi nang khu trú, thường ở vùng đuôi tụy phương pháp này ít dùng vì có nhiều nguy cơ biến chứng.
Hình 2: Nối NGT-hỗng tràng (ruột non)

Chăm sóc sau mổ?

  • Nhịn ăn bằng đường miệng trong 2 ngày, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch kết hợp dùng thuốc kháng tiết và kháng sinh
  • Bệnh nhi tập ăn lại 2 ngày say mổ và dần ăn chế độ ăn bình thường. Chế độ ăn có thể được xem xét nếu bệnh nhi có viêm tụy mạn trước mổ.
  • Thay băng vết mổ mỗi ngày và cắt chỉ
  • Tái khám theo hẹn

Biến chứng sau khi phẩu thuật nang giả tụy?

  • Chảy máu, xì miệng nối, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng bệnh viện nếu năm viện lâu, rò tụy, chảy máu, viêm tụy cấp, NGT tái phát…

Tài liệu tham khảo

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*