Định nghĩa
Là dị dạng hậu môn – trực tràng có đường rò từ ống hậu môn đổ ra tiền đình hoặc tầng sinh môn ở trẻ em có hậu môn bình thường.
Tần suất gặp phải
- Thường xảy ra tại các nước thuộc khu vực châu Á (Mâu thuẫn)
- Chiếm 4 % trong số các dạng của dị dạng hậu môn trực tràng
- Thời điểm khởi bệnh: tuổi nhỏ nhất mắc bệnh là 3 tuần tuổi, tuổi lớn nhất là 3 tháng tuổi. Tập trung cao nhất là từ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi (chiếm 74,6%).
Nguyên nhân
Là bệnh bẩm sinh và nguyên nhân chưa được biết rõ
Quy trình chẩn đoán
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào hỏi bệnh và khám lâm sàng
Hỏi bệnh: Thời điểm xảy ra triệu chứng xì phân ở tiền đình âm đạo
Khám:
- Sưng, tấy đỏ ở môi lớn.
- Xì mủ, phân từ tiền đình âm đạo (vùng âm hộ)
- Nhiễm trùng mô mềm ở môi lớn
- Có thể thấy được lỗ rò ở hố tiền đình hoặc vùng lân cận
Phân loại thương tổn
- Loại 1: viêm tiến triển tại bộ phận sinh dục hoặc đang chảy mủ có hoặc không kèm xì phân lúc đi cầu từ bộ phận sinh dục
- Loại 2: chỉ có hiện tượng hăm đỏ tại bộ phân sinh dục và có rò phân qua lỗ rò ở tiền đình lúc đi cầu.
- Loại 3: bộ phận sinh dục hoàn toàn bình thường, chỉ có lỗ rò ở bộ phận sinh dục.
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị nội khoa tình trạng viêm cấp ở bộ phận sinh dục cho đến khi ổn định để được phẫu thuật.
- Chỉ mở hậu môn tạm khi vùng âm hộ bị viêm nhiễm lan rộng (Rất hiếm)
- Tiến hành phẫu thuật điều trị triệt để sớm nhất là 3 tháng sau khi đường rò ổn định.
Chuẩn bị trước mổ
- Nhịn ăn uống ít nhất 6 giờ trước phẫu thuật
- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch
- Kháng sinh chích tĩnh mạch
- Chuẩn bị đại tràng (thụt tháo) trước phẫu thuật.
Chăm sóc sau mổ
- Cho ăn lại 6 giờ sau phẫu thuật
- Tiếp tục kháng sinh 3-5 ngày sau phẫu thuật
- Uống thuốc giảm đau 3 ngày sau phẫu thuật
- Tránh táo bón bằng thuốc nhuận trường và chế độ ăn nhiều chất xơ
- Rửa vết thương sau mỗi lần tiêu tiểu với Betadine pha loãng
- Chỉ khâu sẽ tự tiêu, không cần cắt
Biến chứng
- Nhiễm trùng nơi phẫu thuật
- Tái phát rò xảy ra sau mổ từ 3 ngày đến 10 ngày. Nếu tái phát phải điều trị nội khoa như tình trạng viêm cấp. Tiến hành phẫu thuật đóng rò lại sau đó sớm nhất 3 tháng
- Rò vào âm đạo…
Theo dõi và tái khám
Tái khám sau khi xuất viện 1 tuần – 1 tháng – 1 năm.
Tài liệu tham khảo
- Le Tan Son et al. Perineal canal: epidemiology, clinical findings and managements * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 – No 1 – 2005: 25 – 30.
- Feilim Murphy,Prem Puri, John M. Hutson and Alexander M. Holschneider. Incidence and Frequency of Different Types, and Classification of Anorectal Malformations. Anorectal Malformations in Children, Springer, 2006.
- Phác đổ điều trị Ngoại nhi Bệnh viện Nhi Đồng 1
- http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9099646, Perineal canal.
- Manjiri, S., Shetty, J., Padmalatha, S.K. et al (2020). Perineal canal repair using modified Tsuchida’s technique. Ann Pediatr Surg 16 (1):15-20.
- Tsuchida Y, Saito S, Honna T, Makino S, Kaneko M, et al (1984). Double termination of the alimentary tract in females: a report of 12 cases and a literature review. J Pediatr Surg. 19 (3):292–6.
Be the first to comment