DÍNH THẮNG LƯỠI

Đại cương

  • Thắng lưỡi tật bẩm sinh, là lớp màng mỏng hình tam giác ở dưới lưỡi (hình 1), tham gia điều chỉnh vận động của lưỡi.
  • Tật dính thắng lưỡi có thể phát hiện ở mọi đối tượng, phổ biến ở trẻ trai hơn trẻ gái.
  • Dính thắng lưỡi: do thắng lưỡi ngắn làn hạn chế vận động cửa lưỡi.
  • Dính thắng lưỡi là 1 nguyên nhân cho trẻ khó khăn trong phát âm và hiếm khi ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Hình 1: Dính thắng lưỡi

Nguyên nhân

  • Bệnh gây ra do bất thường về giải phẫu lưỡi.
  • Nguyên nhân dẫn tới dị tật bẩm sinh này vẫn chưa được biết đến.
  • Tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng bệnh này có liên quan đến yếu tố di truyền.

Triệu chứng

Trẻ thường có các dấu hiệu sau:

  • Khó nâng lưỡi lên răng hàm trên hoặc di chuyển lưỡi từ bên này sang bên kia
  • Khó khăn khi lè lưỡi qua răng cửa dưới
  • Khi trẻ thè lưỡi, lưỡi có hình chữ V hoặc hình trái tim

Biến chứng

  • Vấn đề khi trẻ bú mẹ: Khi bú mẹ đòi hỏi trẻ phải giữ lưỡi của mình trên nướu dưới trong khi bú. Trẻ bị dính thắng lưỡi gặp khó khăn di chuyển lưỡi hoặc giữ nó ở đúng vị trí này. Trẻ có thể nhai thay vì mút núm vú do đó gây đau núm vú đáng kể và cản trở khả năng mút bú sữa mẹ. Biến chứng này rất hiếm gặp
  • Khó phát âm: dính thắng lưỡi có thể gây khó khăn trong việc phát âm của trẻ, ví dụ một số âm thanh nhất định – chẳng hạn như “t,” “d,” “z,” “s,” “th,” “r” và “l.”

Phân loại

Phân loại dựa theo chiều dài của thắng lưỡi đo được từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào bụng lưỡi:

  • Mức độ 1: nhẹ, độ dài thắng lưới 12-16mm
  • Mức độ 2: trung bình, độ dài thắng lưới 8-11mm
  • Mức độ 3: nặng, độ dài thắng lưới 3-7 mm
  • Mức độ 4: dính thắng lưỡi hoàn toàn, độ dài thắng lưới <3mm

Chẩn đoán:

Bệnh sử: bú khó, ăn uống khó hoặc phát âm khó

Khám: thắng lưỡi ngắn, lưỡi cử động hạn chế, chiều dài thắng lưỡi từ sàn miệng đến vị trí bám vào bụng lưỡi< 16mm

Điều trị

  • Phẫu thuật đối với dính thắng lưỡi độ 3-4.
  • Thời điểm: trung bình từ 3 tháng tuổi trở lên, có thể cắt sớm hơn nếu trẻ bú khó.
  • Kỹ thuật cắt thắng lưỡi:
    • Vô cảm: mê nội khí quản hoặc mê mask
    • Xịt tê Lidocain
    • Dùng dao điện hoặc dao thường cắt các đương ngang trên thắng lưỡi (hình 2).
Hình 2: Phẫu thuật cắt dính
  • Điều trị sau phẫu thuật:
    • Giảm đau 1-2 ngày sau mổ
    • Trẻ có thể bú lại sau mổ 30 phút

Theo dõi và tái khám

  • Tái khám sau tuần: đánh giá kết quả phẫu thuật, hướng dẫn thân nhân tập trẻ nói và bú.
  • Tái khám sau 1 tháng đánh giá độ cải thiện vè chức năng của lưỡi.
  • Ngôn ngữ trị liệu nếu bệnh nhi đã biết nói

Tài liệu tham khảo

  1. Ballard JL, Auer CE, Khoury JC. Ankyloglossia: Assessment, incidence, and effect of frenuloplasty on the breastfeeding dyad. Pediatrics. 2002;110:1–6.
  2. Khairnar M, Pawar B, Khairnar D. A Novel Surgical Pre-suturing Technique for the Management of Ankyloglossia. J Surg Tech Case Rep. 2014 Jul-Dec;6(2):49-54.
  3. Nevile B, Damm D, Allen C, Bouquot J. Oral and Maxillofacial Pathology. 2nd ed. Philadelphia: Saunders; 2002. Developmental defects of the oral and maxillofacial region; pp. 1–48.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*