Rò khe mang

Rò khe mang là gì?

Rò khe mang là do sự phát triển quá mức bình thường của khe mang trong qua trình phát triển bào thai. Nguyên nhân chưa rõ

Nang, rò có từ khi mới sinh, lúc nhỏ, nang, rò cũng nhỏ, khó phát hiện. Phát hiện dần khi thấy có khối dưới da hoặc có lỗ rỉ dịch nhầy. Nang rò vùng tai mũi họng có tỉ lệ bằng nhau giữa nam và nữ. Bao giờ rò nhiễm trùng, sưng nóng, đỏ, đau người ta mới nghĩ đến dùng thuốc và phẫu thuật. Nhiều trường hợp rò, nang ở người lớn chung sống suốt đời.Tỷ lệ trong các rò khe mang: số I (18%), số II (69%-77,5%), số III (7%), số IV (3,7%).

1. Rò khe mang thứ nhất

Thường xuất hiện dạng nang trước tai, có thể có ở dưới hoặc sau tai

Dạng I:

  • Chỉ có các thành phần biểu mô không có sụn hoặc cấu trúc ngoại bì
  • Bất thường ở cả ống tai ngoài và vùng gần dây thần kinh mặt
  • Xuất hiện phía trong, dưới hoặc sau sụn vành tai, bình tai.
  • Đường dò chạy song song ống tai ngoài.

 Dạng II:

  • Gặp phổ biến hơn
  • Bất thường tại lớp nội bì và trung bì
  • Thường xuất hiện dưới dạng ổ áp xe dưới hàm
  • Đầu ngoài: luôn luôn phía trên xương móng
  • Đường đi: thay đổi, thường có liên quan đến dây thần kinh mặt và tuyến mang
  • nước bọt mang tai.
  • Đầu trong: kết thúc tại phần nối sụn-xương của ống tai ngoài.
Hình 1. Biểu hiện lâm sàng của rò khe mang
Hình 2. Rò khe mang thứ nhất.

2. Rò khe mang thứ hai

  • Gặp phổ biến hơn
  • Đầu ngoài: bờ trước cơ ức đòn chũm
  • Đầu trong: hố amiđan
  • Đường đi:
    • Đi sâu trong các cấu trúc của cung mang 2: động mạch cảnh ngoài, cơ trâm móng, bụng sau cơ nhị thân
    • Đi nông trên các cấu trúc của cung mang 3: Phía ngoài dây thần kinh IX và XII; Động mạch cảnh trong
  • Dạng nang hay gặp vùng tam giác cổ trước dưới xương móng.
Hình 3. Rò khe mang thứ 2
Hình 4. Vị trí thường gặp ở vùng cổ của rò khe mang thứ I và II

3. Rò khe mang thứ ba (hiếm)

  • Đầu ngoài: bờ trước cơ ức đòn chũm (giống bất thường khe mang II)
  • Đầu trong: xoang lê (hay gặp phần trên)
  • Đường đi:
    • Đi sâu trong các cấu trúc của cung mang 3: dây thần kinh IX, động mạch cảnh.
    • Đi nông trên các cấu trúc cung mang 4: thần kinh thanh quản trên, dây XII
  • Đường dò đi vào vùng họng tại màng giáp nhẫn.
  • Dạng nang gặp ở tam giác cổ trước dưới, nằm thấp hơn nang của khe mang 2.
Hình 5. Vị trí Rò khe mang thứ III so với thứ I và thứ II

4. Rò khe mang thứ tư (rất hiếm)

  • Đầu trong: xoang lê (phần dưới)
  • Đi xuyên thanh quản, dưới sụn giáp, kề bên cơ siết họng dưới.
  • Kết thúc gần vùng khớp nhẫn – giáp
  • Nằm nông hơn dây thần kinh quặt ngược thanh quản
  • Đầu dò ra da ở tam giác cổ trước dưới.
Hình 8. Rò khe mang thứ IV

Điều trị như thế nào?

  • Kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng
  • Rạch thoát mủ trong trường hợp áp xe hóa
  • Phẫu thuật cắt trọn đường dò giúp điều trị khỏi bệnh được đặt ra khi phát hiện bệnh
    • Tuổi: từ 3 đến 6 tháng nếu phát hiện tình cờ
    • Tỉ lệ tái phát: 7% theo các báo cáo trên thế giới

Ghi chú: Rò khe mang có thể được gọi bằng tên bao quát hơn là bất thường khe mang (rò, nang hoặc xoang)

Tài liệu tham khảo

  • Bajaj, Y., et al., Branchial anomalies in children. International journal of pediatric otorhinolaryngology, 2011. 75(8): p. 1020-1023.
  • Schroeder, J.W., N. Mohyuddin, and J. Maddalozzo, Branchial anomalies in the pediatric population. Otolaryngology–Head and Neck Surgery, 2007. 137(2): p. 289-295.
  • Spitz, L. and A. Coran, Operative pediatric surgery. 2013: CRC Press.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*