Trật khớp háng bẩm sinh

Trật khớp háng là gì?

  • Trật khớp háng bẩm sinh là sự di chuyển của chỏm xương đùi ra khỏi ổ cối.
  • Chiếm tỉ lệ khoảng 1/1.000 trẻ sinh sống, 80% trường hợp gặp ở bé gái, thường gặp bên trái.

Tại sao bé bị trật khớp háng?

  • Nguyên nhân không được biết rõ, có thể do tư thế lúc sinh như ngôi mông, bé co gập người quá mức trong tử cung
  • Hay do nội tiết tố của mẹ làm dãn dây chằng vùng khớp háng.

Trật khớp háng có di truyền không?

Có liên quan yếu tố gia đình

  • Nếu có 1 bé bị trật khớp háng thì nguy cơ 6%.
  • Nếu cha hoặc mẹ bị trật khớp háng thì nguy cơ 12%
  • Nếu cha hoặc mẹ và 1 bé bị trật khớp háng thì nguy cơ 36%

Bé bị trật khớp háng có bị đau không?

  • Hoàn toàn không gây đau.

Làm sao nhận biết trẻ bị trật khớp háng?

  • Giới hạn dạng háng.
  • Mất cân xứng nếp mông, nếp đùi.
  • Chiều dài 2 chân không cân đối.
  • Nghe tiếng lụp cụp vùng khớp háng.
  • Đối với trẻ lớn gây đi khập khiễng.

Có cần xét nghiệm để chẩn đoán?

  • Đối với trẻ nhỏ hơn 3 tháng:  siêu âm khớp háng.
  • Đối với trẻ lớn hơn 3 tháng: chụp XQ khung chậu cho thấy chỏm xương đùi ra khỏi ổ cối (hình 1)
Hình 1: Chỏm xương đùi trái ra khỏi ổ cối

Điều trị như thế nào?

Tùy theo lứa tuổi có các phương pháp:

  • 1-6 tháng: nẹp Pavnik (hình 2)
  • 6-18 tháng: nắn kín bó bột hoặc mổ nắn trật.
  • >18 tháng – 6 tuổi: mổ nắn trật, cắt ngắn xương đùi và xoay trong cổ xương đùi, cắt xương chậu và cố định bằng dụng cụ kim loại.
Hình 2: Nẹp Pavnik

Chuẩn bị trước mổ?

  • Bé nhịn ăn, xét nghiệm máu, thăm khám kĩ trước mổ.
  • Bác sĩ gây mê sẽ khám và tư vấn các vấn đề liên quan đến gây mê cho bé.

Chăm sóc sau mổ?

  • Nằm viện khoảng 5-7 ngày chích kháng sinh.
  • Giữ bột khoảng 10 tuần
  • Không để dơ, nước thấm vào bột gây hư bột.
  • Không cần kiêng ăn sau mổ.

Các biến chứng thường gặp sau mổ?

  • Biến chứng sớm:
  • Nhiễm trùng: bé sốt, vết mổ đỏ, đau, rỉ dịch mủ.
  • Chảy máu vết mổ
  • Trật khớp háng sau bó bột.
  • Gãy bột.
  • Biến chứng muộn:
  • Trật khớp háng tái phát.
  • Hoại tử chỏm xương đùi

Tái khám khi nào?

  • 1 tuần, 4 tuần, 10 tuần để chụp X Quang khớp háng, kiểm tra bột.
  • 6 tháng để chụp X Quang khớp háng kiểm tra, hẹn lịch mổ lấy dụng cụ kim loại.

Tài liệu tham khảo

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*