Gãy xương đòn

Gãy xương đòn là gì?

  • Là gãy xương gặp nhiều nhất vùng vai và chi trên
  • Chiếm tỉ lệ khoảng 8% – 15% các loại gãy xương trẻ nhỏ, loại gãy lành tính, rất dễ  liền xương.

Tại sao bé bị gãy xương đòn?

  • Chấn thương, va đập trực tiếp hay va đập gián tiếp vùng vai.
  • Do té ngã, tai nạn lưu thông, chấn thương trong lúc sanh.

Làm sao nhận biết?

Có thể phát hiện nhờ vào các biểu hiện sau:

  • Sưng đau vùng vai.
  • Không thể đưa tay lên đầu
  • Không cử động được khớp vai
  • Vai xệ
  • Tay lành đỡ tay đau

Có cần chụp XQ để chẩn đoán không?

  • Chụp XQ để xác định loại gãy và đường gãy

Gãy xương đòn được chữa trị như thế nào?

  • Phần lớn là điều trị bảo tồn với mang đai số 8 từ 2-3 tuần đối với trẻ nhỏ và 4-6 tuần với thanh thiếu niên.
  • Đối với trẻ sơ sinh băng thun cố định vai.

Có cần phải mổ không?

  • Phẫu thuật trong gãy xương đòn ở trẻ em rất ít gặp do xương trẻ em trất dễ liền, chỉ phẫu thuật khi gãy hở, có biến chứng thần kinh mạch máu hay khớp giả.

Có cần nằm viện không?

  • Không cần nằm viện, chỉ cần hướng dẫn đeo đai số 8 tại phòng khám.

Tái khám

  • Tái khám theo hẹn 1 tuần, 2 tuần.
  • Xương lành sẽ mọc sờ thấy ngay dưới da, giảm dần từ 6 – 12 tháng.

Biến chứng

  • Xương lành không thẳng trục: không đáng ngại vì trẻ còn khả năng tự điều chỉnh
  • Khớp giả: hiếm gặp.

Tài liệu tham khảo

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*