Vùi dương vật

Vùi dương vật | Phẫu thuật nhi
Vùi dương vật | Phẫu thuật nhi

Vùi dương vật là gì?

  • Vùi dương vật là dị dạng bẩm sinh của bộ phận sinh dục ngoài. Dương vật bệnh nhi vẫn có kích cỡ bình thường nhưng bị vùi trong lớp da qui đầu, thành bụng hoặc dưới lớp da xương mu khiến chúng trông ngắn hơn bình thường.
  • Thường chiều dài dương vật thấy được dưới 2cm đối với trẻ em được xem là vùi dương vật. Bác sĩ thường chẩn đoán vùi dương vật khi trẻ trên 2 tuổi.

Làm sao nhận biết vùi dương vật?

  • Không nhìn thấy rõ dương vật (hình 1)
  • Da mặt lưng và bụng dương vật hội tụ ngay phía trước qui đầu tạo thành một mẫu da nhỏ hình nón (còn gọi là ống da dương vật).
  • Khi dương vật không cương: sờ nắn ống da dương vật không tìm thấy thân dương vật đâu cả. Chỉ khi nào kéo tụt ống da dương vật về phía xương mu thì mới xác định được một phần dương vật, nhưng khi buông ra dương vật sẽ bị tụt vào.
  • Khi dương vật cương cứng: nắn được một phần thân dương vật nhô lên khỏi xương mu nhưng ngắn. Khi ấn ngón tay ở góc dương vật để kéo tụt ống da dương vật sẽ xác định được thân dương vật, nhưng khi buông ra thân dương vật cũng sẽ chìm vào phần da trước xương mu.
  • Hẹp da qui đầu gây khó đi tiểu hay vệ sinh dương vật. Khi đi tiểu, vì hẹp da qui đầu nên có thể thấy khối phồng ở đầu dương vật và trẻ sẽ than đau.
Hình 1: không nhìn thấy rõ dương vật

Nguyên nhân vùi dương vật?

  • Da dương vật cố định kém vào gốc dương vật hay bám cao vào thân dương vật.
  • Dính da dương vật bìu.
  • Sẹo cứng sau cắt da qui đầu phát triển bên trên qui đầu.
  • Quá nhiều mỡ trước đỉnh xương mu (béo phì).

Vùi dương vật có tự khỏi không?

  • Với trường hợp trẻ béo phì, chỉ cần vận động, tập thể dục, khi lớp mỡ thành bụng giảm đi thì “cậu bé” sẽ tự động nhô ra.

Yếu tố nguy cơ ở trẻ vùi dương vật

  • Nếu không được điều trị sớm, nước tiểu tích tụ sẽ làm nhiễm trùng khoang giữa lớp trong của bao qui đầu và qui đầu gây viêm khô bao da qui đầu, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Chẩn đoán nhầm với hẹp bao da qui đầu, nhất là các trường hợp vùi dương vật thể nhẹ. Và khi phần bao da qui đầu ở trẻ vùi dương vật bị cắt bỏ, các phẫu thuật viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tạo hình dương vật về sau.

Thời điểm thích hợp điều trị?

  • Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, thời gian thích hợp chẩn đoán và điều trị là khi bé 2-3 tuổi, khi kích thước dương vật đủ lớn và khi trẻ chuẩn bị vào mẫu giáo

Chuẩn bị trước mổ như thế nào?

  • Bé được cho nhịn ăn trước phẫu thuật 6 giờ, làm xét nghiệm máu, và thăm khám kĩ lại trước mổ.
  • Bệnh nhi thường được xuất viện trong ngày

Phương pháp điều trị là gì?

  • Sử dụng thuốc kháng viêm tại chỗ và nong da qui đầu vài lần mỗi ngày.
  • Giảm cân đối với các trường hợp vùi dương vật do thừa cân béo phì.
  • Trong trường hợp không thể nong được da qui đầu hoặc có biến chứng viêm da qui đầu, tiểu khó, nhiễm trùng tiểu, phẫu thuật cố định cho dương vật không tụt vào trong.

Chăm sóc sau mổ vùi dương vật

  • Thay băng mỗi 2 ngày, có thể tự thay băng tại nhà.
  • Chỉ khâu phẫu thuật thường là chỉ tự tiêu (tan) nên không cần cắt chỉ.
  • Bé không cần kiêng ăn uống.
  • Trong trường hợp cần lưu ống thông tiểu, bệnh nhân cần nằm viện 1 đêm

Biến chứng sau mổ vùi dương vật

  • Chảy máu, nhiễm trùng
  • Sưng phù dương vật
  • Mô sẹo trong da sau mổ có thể làm vùi dương vật tái phát.

Theo dõi sau mổ vùi dương vật?

  • Tái khám theo lịch hẹn, thường là 3 ngày, 1 tháng.
  • Nếu có biến chứng, nên tái khám lại ngay.

Tài liệu tham khảo

http://www.aboutkidshealth.ca/En/HealthAZ/ConditionsandDiseases/GenitalandReproductiveDisorders/Pages/Buried-penis-children.aspx

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*