U mỡ là gì?
- U mỡ là một u lành tính tập hợp những tế bào mỡ trưởng thành.
- U mỡ có thể phát triển hầu hết tất cả các tổ chức trong cơ thể, thường tìm thấy nhiều ở tổ chức dưới da hơn tổ chức nội tạng.
- U mỡ gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào. Bệnh này thường không khó khăn trong chẩn đoán. U mỡ phát triển điển hình giống như bóng cao su ở tổ chức dưới da, ở lưng và phần trên của chi.
- Tổn thương có kích thước vài cm, không tự mất đi được nên phải phẫu thuật hoặc hút mỡ.
Tần suất xuất hiện: 1-2% dân số có u mỡ
Giới tính:
- U mỡ đơn độc thường gặp nhiều ở phụ nữ.
- Đa U mỡ thường xảy ra nhiều ở đàn ông.
Tuổi: U mỡ xảy ra bất kỳ lứa tuổi nào, thường mắc ở giai đoạn sớm tuổi trưởng thành, hiếm khi gặp ở trẻ em và nhũ nhi.
Nguyên nhân:
- Hiện nay vẫn còn chưa được biết rõ được nguyên nhân gây ra u mỡ.
- U mỡ thường có tính gia đình.
Yếu tố nguy cơ: Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị u mỡ như sau
- U mỡ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi 40 – 60.
- U mỡ thì hiếm ở trẻ em.
Đặc điểm lâm sàng Nằm ngay dưới da. Thường ở cổ, vai, lưng, bụng, cánh tay và đùi.
- Mềm mại và di động khi chạm vào. Nó có thể di động dễ khi ấn nhẹ.
- Kích thước nhỏ, thường dưới 5 cm, nhưng cũng có thể phát triển to hơn.
- Thỉnh thoảng gây đau, nếu phát triển và đè lên những dây thần kinh bên cạnh hoặc có nhiều mạch máu trong u.
- Hiếm gặp hơn, một vài u mỡ lớn và nằm sâu hơn u mỡ điển hình.
- Tổn thương thường phát triển chậm vài năm và thường bệnh nhân không phàn nàn khó chịu.
Khám và chẩn đoán
- Khám lâm sàng như đã mô tả
- Siêu âm hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác như MRI hoặc CT scan, nếu u mỡ to, có những tính chất bất thường hoặc nằm dưới sâu hơn mô mỡ.
- Phân biệt u mỡ ác tính: ung thư tế bào mỡ thường phát triển nhanh, không di động và thường gây đau. MRI (hoặc CT scan) và Sinh thiết thường được làm khi bác sĩ nghĩ nhiều là ung thư tế bào mỡ.
Điều trị: U mỡ thường không cần thiết điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị được khuyến cáo trong những trường hợp sau đây:
- Gây đau.
- Phát triển nhanh hoặc lớn > 5cm
- Gây khó khăn trong sinh hoạt.
- Thẩm mỹ
Có nhiều cách điều trị u mỡ:
- Phẫu thuật: Hầu như được áp dụng, khi cắt cần lấy bao xơ tránh tái phát. Tái phát hiếm. Nhược điểm là để lại sẹo.
- Chích Steroid: Chỉ làm nhỏ u chứ không làm nó biến mất hoàn toàn. Việc sử dụng Steroid chích trước khi phẫu thuật đang được nghiên cứu.
- Hút mỡ: Sử dụng 1 kim tiêm và một xi lanh để loại bỏ khối u mỡ.
Chăm sóc sau mổ
- Bé không cần kiêng ăn sau phẫu thuật
- Uống thuốc giảm đau từ 1-3 ngày
- Thay băng khi băng bẩn
- Tái khám sau 7 đến 10 ngày
Biến chứng sau mổ
- Chảy máu sau mổ.
- Tụ dịch, tụ máu sau mổ
- Nhiễm trùng vết mổ
- Tái phát (hiếm)
Be the first to comment