Tinh hoàn co rút

Lưu đồ xử trí bìu xẹp và sờ thấy được tinh hoàn
Lưu đồ xử trí bìu xẹp và sờ thấy được tinh hoàn

Tinh hoàn co rút là gì?

  • Tinh hoàn co rút là tinh hoàn nằm trên đường đi bình thường của nó, đã xuống được đến bìu, nhưng không thể nằm trọn trong bìu nếu không giữ tinh hoàn hoặc thừng tinh khi thăm khám.

Nguyên nhân: Do quá hoạt phản xạ da bìu.

Triệu chứng Co rút tinh hoàn

Lâm sàng:

  • Bệnh sử: người nhà bệnh nhi nhận thấy tinh hoàn lúc có, lúc không có trong bìu và đưa bệnh nhi đi khám.
  • Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào thăm khám.
  • Tư thế: frog–leg (nằm đùi xoay ngoài, gối gấp nhẹ) hoặc ngồi.
  • Sờ dọc từ mào chậu theo ống bẹn xuống bìu, có thể thấy tinh hoàn ở các vị trí cao hơn bìu, tay người khám có thể kéo tinh hoàn xuống và giữ tinh hoàn nằm trọn trong bìu, nhưng khi buông tay nếu tinh hoàn ngay lập tức chạy ngược lên vị trí ban đầu. Khi đó chẩn đoán sẽ là tinh hoàn co rút thể cao (high retractile testis) hay tinh hoàn di động (gliding testis) trong phân loại trước đây. Trường hợp tinh hoàn vẫn nằm trong bìu rồi từ từ di chuyển lên vị trí ban đầu (thường không quá lỗ bẹn nông), ta có chẩn đoán tinh hoàn co rút.
  • Khám 2 bên, so sánh kích thước tương đối 2 tinh hoàn. Tinh hoàn teo nhỏ thường gặp hơn trong tinh hoàn co rút thể cao so với tinh hoàn co rút.
  • Khám màu sắc da bìu, nếp nhăn, bìu chẻ đôi, dương vật và vị trí lỗ tiểu tìm dị dạng đi kèm.

Cận lâm sàng:

  • Tinh hoàn co rút có thể được chẩn đoán dễ dàng bằng khám lâm sàng. Siêu âm, CT, MRI nhìn chung ít có giá trị trong chẩn đoán, giúp ích trong việc đánh giá so sánh kích thước tinh hoàn.


Lưu đồ xử trí bìu xẹp và sờ thấy được tinh hoàn

Điều trị

  • Tinh hoàn co rút nếu không teo nhỏ, không có chỉ định phẫu thuật.
  • Tinh hoàn co rút thể cao có chỉ định phẫu thuật cố định tinh hoàn. Thời điểm phẫu thuật được chấp nhận rộng rãi là sau 6 tháng tuổi (có thể phẫu thuật ở thời điểm 3 tháng tuổi với phẫu thuật viên có kinh nghiệm, sử dụng kính phóng đại)

Chăm sóc sau mổ

  • Là phẫu thuật sạch, sau mổ bệnh nhi có thể xuất viện ngay trong ngày nếu không có biến chứng chảy máu và các biến chứng khác trong quá trình gây mê.
  • Bệnh nhi được cho uống thuốc giảm đau 2-3 ngày sau mổ
  • Vết mổ: thường đau ít, phù nề ít, đỏ nhẹ, chảy một ít máu khô quanh vết mổ. Vết mổ được dán bởi miếng dán vô trùng, có thể giữ trong 1 tuần không cần thay băng mỗi ngày. Bệnh nhi có thể tắm bình thường sau ngày thứ 3 (những ngày đầu có thể tắm nhưng không được ngâm vết mổ vào nước). Vết mổ thường được may bằng chỉ tan, có thể cắt chỉ sau 7 ngày nếu vết mổ lành tốt.
  • Vận động: tương đối bình thường nhưng hạn chế tác động trực tiếp vào vết mổ như chạy xe đạp, cưỡi ngựa trong 2 tuần đầu sau mổ.
  • Các vấn đề thường gặp sau phẫu thuật:
  • Đau họng do đặt NKQ, thường tự giới hạn trong ngày đầu, hạn chế thức ăn cứng và có thể uống nước lạnh để cảm giác dễ chịu hơn.
  • Sốt sau phẫu thuật cũng thường gặp, không phải vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu sốt cao sau mổ 1 ngày, nên tái khám lại ngay, nguyên nhân thường là viêm hô hấp, không loại trừ nhiễm trùng vết mổ.

Theo dõi tái khám:

  • Sau 5 – 7 ngày hoặc ngay khi có triệu chứng khác ngoài những triệu chứng thường gặp sau mổ.
  • Sau 6 tháng để đánh giá tinh hoàn teo hoặc tái phát sau mổ (2%).

Tài liệu tham khảo

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*