Đại cương
- Nang ống mật chủ là tình trạng giãn bẩm sinh của đường mật trong và ngoài gan.
- Các nước phương Tây bệnh hiếm gặp tần suất bệnh từ 1/100.000 đến 1/150.000.
- Ở các nước châu Á, tần suất lên đến 1/1.000.
- Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam từ 3-4 lần.
Phân loại
- Loại I: Nang ống mật chủ hình cầu hay hình thoi (hình 1A, B và C)
- Loại II: Túi thừa ống mật chủ (Hình 1D)
- Loại III: Sa ống mật chủ (hình 1E)
- Loại IV: Đa nang OMC
- Loại V: Bệnh caroli với nhiều nang đường mật trong gan
Chẩn đoán
- Triệu chứng thường gặp: đau bụng, nôn ói, sốt, vàng da, đôi khi sờ bụng có 1 khối vị trí bụng trên phải (dưới sườn phải).
- Đôi khi trẻ không có triệu chứng, được phát hiện tình cờ hoặc khi đã có biến chứng.
Phương tiện xét nghiệm, hình ảnh nào trong chẩn đoán?
- Siêu âm bụng: phương pháp hình ảnh nhanh không xâm lấn, độ nhạy cao.
- Chụp Ct-scan bụng, cộng hưởng từ mật-tụy. Thường chụp cộng hưởng từ mật-tụy thường quy trước mổ giúp xác định những biến thể của đường mật và những tổn thương của đường mật trong gan đi kèm
- Một số xét nghiệm máu khác: chức năng gan, men tụy, chức năng đông máu…
Biến chứng
- Nhiễm trùng đường mật.
- Vỡ thủng nang.
- Sỏi mật, viêm túi mật.
- Viêm tụy.
- Vàng da tắc mật.
- Xơ gan, áp xe gan.
- Ác tính hóa…
Điều trị
- Hiện nay phương pháp điều trị là phẫu thuật.
- Phẫu thuật nội soi là lựa chọn đầu tiên.
- Chuẩn bị trước mổ:
- Kháng sinh dự phòng nhiễm trùng.
- Điều chỉnh các rối loạn nước điện giải, đông máu (nếu có).
- Nâng cao thể trạng.
- Phẫu thuật sớm ở trẻ khi phát hiện nang.
- Nguyên tắc phẫu thuật là cắt toàn bộ nang, nối ống gan chung – hỗng tràng theo Roux-en-Y (hình 2).
- Chăm sóc sau mổ
- Kháng sinh tĩnh mạch phổ rộng.
- Cho ăn lại sau 48h.
- Rút ống dẫn lưu sớm khi có thể.
Biến chứng sau mổ: ít gặp
- Nhiễm trùng
- Xì miệng nối mật ruột.
- Chảy máu.
- Tắc ruột do dính.
- Viêm tụy cấp và rò tụy.
- Hẹp miệng nối mật-ruột.
- Sỏi mật.
- Suy gan: do xơ gan.
- Ác tính: hiếm gặp.
Tái khám
- Tiên lượng tốt.
- Tái khám sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và sau đó mỗi năm.
Tài liệu tham khảo
- “Nang đường mật”. Ngoại nhi lâm sàng, Nhà xuất bản Y Học. tr.508-519.
- Gonzales K.D., Lee H. (2012), “Choledochal cyst”, Pediatric Surger, 7th edi, Elsevỉe Saunders, pp. 1331-1339.
Be the first to comment