Chấn thương gan ở trẻ em

Đại cương

  • Bụng là một trong ba nơi thường bị tổn thương ở trẻ em, sau đầu và tay chân, cũng là nơi dễ bị bỏ sót những thương tổn gây tử vong trong chấn thương ở trẻ em.
  • Chấn thương bụng kín chiếm 80%, trong đó chấn thương gan chiếm 1/3 các trường hợp chấn thương bụng kín.
  • Điều trị bảo tồn cho những trẻ có tình trạng huyết động ổn định có tỉ lệ thành công rất cao và hiện nay đã trở thành điều trị tiêu chuẩn.

Phân loại chấn thương gan

Phân độ chấn thương gan theo AAST

Độ I Tụ máu dưới bao nhỏ hơn 10% diện tích bề mặt
Rách bao gan,vỡ dưới 1cm bề sâu
Độ IITụ máu dưới bao từ 10% -50% diện tích bề mặt hay trong nhu mô
Tổn thương nhu mô sâu 1-3 cm, chiều dài nhỏ hơn 10cm
Độ III Tụ máu dưới bao lớn hơn 50% diện tích bề mặt, tụ máu trong nhu mô có kích thước lớn hơn 10cm
Vỡ sâu hơn 3cm
Độ IV Tổn thương nhu mô, vỡ 25-75% thùy gan
Vỡ từ 1-3 hạ phân thùy trong một thùy gan
Độ V  Tổn thương nhu mô, thùy gan vỡ lớn hơn 75%, hơn 3 hạ phân thùy trong một thùy gan
Tổn thương mạch máu chính của gan hay các mạch máu lân cận gan
Độ VIGan đứt khỏi dây chằng treo gan và cuống gan

Chẩn đoán

  • Cơ chế, thời điểm chấn thương, phương tiện gây chấn thương.
  • Triệu chứng xảy ra sau khi bị chấn thương (đau bụng, nôn,chóng mặt…).
  • Sơ cứu ban đầu tại hiện trường.
  • Tiền căn: bệnh nền, dị ứng, ngoại khoa

Khám lâm sàng

  • Dấu hiệu sinh tồn, có thể sốc mất máu
  • Vết bầm, tụ máu, trầy xước, lỗ vết thương, bụng trướng.
  • Chú ý không bỏ sót chấn thương đầu và ngực đi cùng

Một số xét nghiệm cần làm?

  • Một số xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng mất máu, các tổn thương đi kèm.
  • Siêu âm bụng.
  • X quang ngực, bụng khi nghi ngờ hay cần loại trừ các tổn thương khác đi kèm
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan bụng): khi nghi ngờ tổn thương tạng trên lâm sàng và cận lâm sàng khác. Thực hiện khi tình trạng huyết động ổn định. (hình 1)
Hình 1: Phân loại chấn thương gan trên CTscan bụng cản quang.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị chung

  • Cấp cứu ngay tình trạng nguy kịch, chống sốc mất máu và sốc do đau nếu có
  • Khám toàn diện và đánh giá các tổn thương
  • Điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân (gan)
  • Điều trị hỗ trợ: giảm đau và ăn đường miệng khi tình trạng ổn định, kháng sinh khi có nhiễm trùng

Chỉ định mổ bụng thám sát (nội soi hoặc mổ mở)

  • Nghi ngờ có vết thương thấu bụng.
  • Xuất huyết trong ổ bụng sau khi truyền máu > 40ml/kg mà huyết động không ổn định hay chỉ số Hct trong máu < 25%.
  • Hơi tự do trong ổ bụng.
  • Nghi ngờ có thủng tạng rỗng hay viêm phúc mạc.
  • Chọc dịch ổ bụng ra: dịch mật, dịch đục, nước tiểu.

Điều trị bảo tồn

Hướng dẫn điều trị bảo tồn:

  • Chia các tổn thương do chấn thương gan thành nhẹ (độ I, II), vừa (độ III) và nặng (độ IV, V, VI).
  • Các tổn thương AAST cấp độ thấp (thường là cấp I-III) được coi là nhẹ hoặc trung bình và được điều trị bằng bảo tồn.

Điều trị phẫu thuật

  • Khâu gan vỡ hoặc mạch máu tổn thương
  • Cắt gan vỡ
  • Ghép gan khi vỡ phức tạp không thể khâu cầm máu hay cắt gan

Tài liệu tham khảo

  • American College of Surgeons. Advanced trauma life support for doctors (ATLS) student manual. 8th ed. 2008.
  • Federico Coccolini., et al. “World Journal of Emergency Surgery”, volume 11, Article number: 50 (2016).
  • Margherita Trinci., et al. “Imaging Trauma and Polytrauma in Pediatric Patients” pp 65-100.
  • Stylianos S., Pear R.H (2012). “Abdominal Trauma” Pediatric Surgery, 7th edi, pp. 289- 309
  • The American Association for the Surgery of Trauma (2017). “Injury Scoring Scale – A Resource for Trauma Care Professionals”.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*