Đại cương
- U ác buồng trứng chiếm 1,5% các u ác tính ở trẻ em. Ít gặp ở trẻ dưới 10 tuổi.
- Các u có nguồn gốc biểu mô hay u quái thường lành tính.
- Các u tế bào mầm thường ác tính.
- U nghịch mầm (u ác tính buồng trứng thường gặp nhất ở trẻ em)
- U túi noãn hoàng,
- Carcinom đệm nuôi,
- U quái chưa trưởng thành,
- 75% u ác được chẩn đoán ở giai đoạn II – IV. Tuy nhiên, đa số u tế bào mầm thường được chẩn đoán ở giai đoạn I do u tăng kích thước nhanh.
Phân loại u buồng trứng
Theo nguồn gốc
- U tế bào mầm (85%)
- U quái (thường gặp nhất trong u tế bào mầm) (xem thêm bài u quái ở trẻ em)
- U nghịch mầm (thường gặp thứ 2)
- U túi noãn hoàn
- Carcinom đệm nuôi
- Carcinom phôi
- Bướu nguyên bào sinh dục
- Bướu đa phôi
- Bướu tế bào mầm hỗn hợp ác tính
- U tế bào biểu mô (dịch, nhầy,…)
- U đệm dây sinh dục (granulosa, Leydig-Sertoli)
Triệu chứng
- Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất (50 – 75%), do xoắn, vỡ, xuất huyết.
- Bụng to, khối ở bụng
- Chảy máu âm đạo, đau bụng kinh, trễ kinh…
- Dậy thì sớm
Cận lâm sàng
- Xét nghiệm: AFP, Beta HCG, CA 125, CEA, LDH.
- Siêu âm: hỗ trợ chẩn đoán, đánh giá tình trạng xâm lấn, di căn
- CT scan: chẩn đoán, đánh giá sự xâm lấn, di căn u.
- Xạ hình xương
Điều trị
- Đa mô thức kết hợp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
- Phẫu thuật cắt buồng trứng chứa bướu, phần phụ, cắt mạc nối lớn, sinh thiết hạch vùng, rửa ổ bụng làm cell block.
Tiên lượng
- Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào kết quả phẫu thuật, giai đoạn bệnh, mô học…
- Nhìn chung, các loại u tế bào mầm đáp ứng khá tốt với hóa trị và xạ trị.
Tái khám theo dõi
- Bướu ác buồng trứng có tỉ lệ tái phát khá cao. Do đó việc tái khám theo dõi là cần thiết.
- Sau khi xuất viện, tái khám mỗi tháng trong năm đầu, mỗi 2 tháng trong năm thứ 2, mỗi 3 tháng trong năm thứ 3 để theo dõi (AFP, Beta HCG, hình ảnh học…).
Tài liệu tham khảo
- Al-Salem A.H. (2014), Ovarian Cysts and Tumors, An illustrated guide to pediatric surgery, Springer, pp. 461 – 468.
- Chaopotong P, Therasakvichya S, Leelapatanadit C, Jaishuen A, Kuljarusnont S. (2015). Ovarian Cancer in Children and Adolescents: Treatment and Reproductive Outcomes. Asian Pac J Cancer Prev. 2015;16(11):4787-90. doi: 10.7314/apjcp.16.11.4787.
- Mahadik K, Ghorpade K. (2014). Childhood ovarian malignancy. J Obstet Gynaecol India ;64(2):91-4. doi: 10.1007/s13224-014-0533-4.
Be the first to comment