Sỏi túi mật ở trẻ em

Tần suất mắc bệnh

  • Sỏi túi mật ở trẻ em ngày ngay gặp phổ biến hơn, tỉ lệ mắc ở trẻ nam so với trẻ nữ như nhau. Tỉ lệ mắc cao hơn ở những trẻ béo phì.
  • Thường gặp trên những trẻ có bệnh lý về huyết học gây tán huyết.
Hình 1: Sỏi túi mật
Nguồn: Neoalta.com

Nguyên nhân tại sao trẻ em lại mắc sỏi túi mật:

  • Thường liên quan đến các bệnh lý về máu gây tán huyết (vỡ hồng cầu): Thalassemia, bệnh hồng cầu hình liềm, hình cầu…
  • Ngoài ra còn do một số nguyên nhân liên quan đến các bệnh gan mật khác: nang đường mật, bệnh gan mãn tính, bệnh gan nhiễm mỡ liên quan gia đình.
  • Một số yếu tố liên quan đến sử dụng thuốc, yếu tố gia đình.
  • Cũng đã phần sỏi túi mật ở trẻ em không có nguyên nhân.

Làm sao để nhận biết trẻ có nguy cơ mắc sỏi túi mật?

  • Tiền căn mắc các bệnh về máu.
  • Trẻ béo phì.
  • Các biện pháp, thuốc đã sử dụng.
  • Tiền căn mắc các bệnh di truyền gia đình.

Khi nào cần đưa trẻ bệnh viện để bác sỹ thăm khám?

  • Trẻ có dấu hiệu đau bụng vùng trên phải.
  • Sốt kèm đau bụng, đôi khi thấy trẻ da vàng.
  • Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác: buồn nôn, nôn…

Cần làm các xét nghiệm gì để hỗ trợ chẩn đoán?

  • Siêu âm bụng tổng quát ngày nay là phương tiện hỗ trợ giúp chẩn đoán, đây là phương tiện chẩn đoán không xâm lấn, nhanh, chi phí thấp.
  • Ngoài ra còn một số phương tiện hình ảnh khác: chụp cộng hưởng từ (ít dùng), nội soi chụp mật tụy ngược dòng (ERCP) khi trường hợp sỏi túi mật kèm sỏi ống mật chủ.
  • Xét nghiệm máu.

Sỏi túi mật ở trẻ em có nguy hiểm không?

  • Đa phần sỏi túi mật ở trẻ em có tiên lượng tốt.
  • Tỷ lệ biến chứng và tử vong rất hiếm.

Sỏi túi mật được điều trị ra sao?

  • Trường hợp sỏi túi mật có kích thước nhỏ < 20mm và không kèm theo triệu chứng hay biến chứng thì chỉ cần theo dõi.
  • Bệnh cần can thiệp phẫu thuật khi:
    • Sỏi túi mật kích thước lớn.
    • Kèm theo các biến chứng: viêm túi mật cấp, viêm phúc mật mật, nhiễm khuẩn đường mật…
    • Sỏi túi mật ở những trẻ có bệnh lý nền về máu.

Phương pháp mổ ra sao?

  • Ngày nay với y học hiện đại và tiên tiến thì phẫu thuật nội soi được áp dụng nhiều.
  • Phẫu thuật nội soi đem lại hiệu quả cao so với mổ hở:
    • Giảm biến chứng nhiễm trùng vết mổ.
    • Thời gian phẫu thuật nhanh trung bình khoảng 20-30 phút.
    • Quan sát rõ tổng thể.
    • Tính thẩm mỹ với đường mổ nhỏ.

Biến chứng thường gặp sau mổ?

  • Chảy máu.
  • Rò mật.
  • Hẹp ống mật chủ.
  • Nhiễm trùng vết mổ.

Chăm sóc sau mổ như thế nào, nằm viện bao lâu?

  • Đa phần sau mổ khoảng 6 giờ ăn uống lại.
  • Thay băng, rửa vết mổ hàng ngày.
  • Nằm viện 3-5 ngày.
  • Tái khám và cắt chỉ 7 ngày sau phẫu thuật
  • Tái khám khi trẻ có sốt, đau bụng… hoặc theo hẹn nếu có bệnh nền hoặc yếu tố thuận lợi cần can thiệp sau đó

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*