Đại cương
- Teo và hẹp tá tràng là sự gián đoạn lưu thông bẩm sinh hoàn toàn hoặc không hoàn toàn của tá tràng.
- Đây là loại tắc ruột cao điển hình ở trẻ sơ sinh và là một trong những bệnh tắc ruột bẩm sinh thường gặp.
- Tần suất mắc ở trẻ: 1/5.000- 2/5.000 trẻ sinh ra sống.
- Teo và hẹp tá tràng là nguyên nhân nội tại gây ra tắc tá tràng một bệnh lí cấp cứu ngoại nhi thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Teo tá tràng được phân loại ra sao?
- Loại A thường gặp chiếm 90% tắc tá tràng do màng ngăn có hoặc không có lỗ thông (hình 1).
- Loại B: thể dây xơ nối 2 túi cùng với nhau.
- Loại C: thể gián đoạn mạc treo, 2 túi cùng hoàn toàn tách biệt nhau.
Chẩn đoán ra sao?
- Đa phần mẹ được phát hiện lúc mang thai vào tháng thứ 6-8 thai kỳ.
- Siêu âm tiền sản phát hiện mẹ đa ối (32-81%), trên siêu âm thấy hình ảnh dạ dày và đoạn đầu tá tràng giãn to ứ dịch.
- Trẻ có biểu hiện ói ra dịch mật sớm trong những giờ đầu sau sinh là triệu chứng sớm và thường gặp nhất.
- Vùng bụng trên ngay dạ dày trướng nhẹ do dạ dày và tá tràng giãn to.
- Thường có kèm theo các dị tật bẩm sinh khác.
Phương tiện xét nghiệm nào để hỗ trợ chẩn đoán?
- Siêu âm bụng: thấy hình ảnh dạ dày giãn to ứ dịch, đôi khi thấy đoạn đầu tá tràng giãn to gợi ý hình ảnh tắc ruột cao.
- X-Quang bụng đứng không sửa soạn: là xét nghiệm thường quy ở trẻ nghi ngờ có teo hẹp hoặc tắc tá tràng với hình ảnh bóng đôi (hình 2)
- Đôi khi cần chụp x-quang có cản quang để giúp phân biệt một số bệnh: ruột xoay bất toàn, bán tắc tá tràng.
- Các xét nghiệm tầm soát các dị tật đi kèm: Siêu âm tim, xuyên thóp
- Xét nhiệm tiền phẫu
Điều trị
- Điều trị tắc tá tràng là phẫu thuật cấp cứu khi tình trạng hồi sức nội khoa ổn định, mổ khẩn khi nghi ngờ trẻ có xoắn ruột.
- Chuẩn bị trước mổ:
- Đặt ống thông dạ dày.
- Điều trị rối loạn nước- điện giải (nếu có).
- Nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn.
Phương pháp phẫu thuật?
- Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà bác sỹ chọn phương pháp mổ hở hay mổ nội soi ổ bụng.
Săn sóc sau mổ
- Nuôi ăn tĩnh mạch.
- Kháng sinh
- Lưu thông dạ dày theo dõi dịch dạ dày.
Sau mổ có biến chứng và tiên lượng ra sao?
- Hẹp và rò miệng nối.
- Chậm hoạt động miệng nối.
- Trào ngược dạ dày thực quản- tá tràng.
- Viêm loét dạ dày- tá tráng.
- Tắc ruột do dính.
- Đa phần tỉ lệ sống còn > 90%.
Tài liệu tham khảo
- “Tắc tá tràng”. Ngoại nhi lâm sàng, Nhà xuất bản Y Học. tr.565-572.
- Applebaum H., Sydorak R. (2012), “Duodenal Atresia and Stenosis-Annular Pancreas”, Pediatric Surgery, 7th edi, Sauders, pp. 1051-1058.
- Holcomb III G.W., Murphy J.P (2009), “Duodenal and intestinal atresia and stenosis”, Ashcraft’s Pediatric Surgery, 5th edi, Sauders, pp. 203-210.
Be the first to comment