Xoắn dạ dày ở trẻ em

Đại cương

  • Xoắn dạ dày là một bệnh hiếm gặp.
  • Xoắn dạ dày được định nghĩa là sự xoay bất thường của một phần dạ dày quanh phần dạ dày còn lại, gây tắc đường tiêu hóa với nguy cơ hoại tử nếu không được điều trị kịp thời.
  • Khoảng 52% trẻ bị xoắn dạ dày dưới 12 tháng, trong đó trẻ sơ sinh chiếm khoảng 21% trường hợp.
  • Xoắn dạ dày là do bất thường các dây chằng cố định dạ dày.
  • Xoắn dạ dày có thể gặp ở trẻ bị thoát vị hoành hay thoát vị qua khe thực quản.
Hình 1: Các dây chằng cố định dạ dày

Triệu chứng

  • Ở trẻ lớn và người lớn, biểu hiện của xoắn dạ dày là 3 triệu chứng kinh điển: nôn khan, trướng vùng thượng vị và  không đặt được thông dạ dày.
  • Ở trẻ nhũ nhi, trớ và nôn ói là những triệu chứng thường gặp, có thể nôn ra dịch vàng hay dịch trong tùy theo vị trí bị tắc. Đôi khi có thể nôn ra máu.
  • Ngoài ra, chậm tăng trưởng hay nhiễm trùng đường hô hấp cũng là những biểu hiện của bệnh này.

Chẩn đoán

  • Xoắn dạ dày được chẩn đoán bằng X quang có và không bơm thuốc cản quang.
  •  Trên phim X quang không bơm thuốc cản quang có thể thấy hình ảnh bóng hơi dạ dày hình cầu hoặc nằm ngang với 1 mức khí dịch hay hai mức khí – dịch, vắng hơi trong ruột.
  • Trên phim X quang có bơm thuốc cản quang có thể thấy hình ảnh mỏ chim, chỗ nối thực quản và dạ dày nằm thấp hơn bình thường.
Hình 2: Xoắn dạ dày với một mực nước hơi.
“Nguồn:  Mortell, 2011”.
Hình 3: Xoắn dạ dày trên phim chụp cản quang.
“Nguồn:  Mortell, 2011”.

Điều trị

Điều trị xoắn dạ dày là phẫu thuật cấp cứu

Chuẩn bị trước mổ

  • Đặt thông dạ dày hút liên tục
  • Truyền dịch bù nước
  • Làm xét nghiệm huyết đồ, đông cầm máu, nhóm máu, chức năng gan thận, ion đồ

Phẫu thuật

  • Cố định dạ dày vào thành bụng trước: phẫu thuật này có thể thực hiện bằng mổ nội soi hay mổ mở.
  • Mở dạ dày ra da: thực hiện ở trẻ sơ sinh nhằm 2 mục đích là cố định dạ dày vào thành bụng và nuôi ăn
Hình 4: Mở dạ dày ra da\
“Nguồn:  Mortell, 2011”.
Hình 5: Cố định dạ dày vào thành bụng
“Nguồn:  Mortell, 2011”.

Chăm sóc sau mổ

  • Nuôi ăn tĩnh mạch
  • Kháng sinh
  • Thay băng vết mổ
  • Cho ăn lại khi dịch dạ dày ra trong
  • Xuất viện khi bệnh nhân ăn lại được và vết mổ lành.

Tái khám

Một tuần, 3 tháng , 6 tháng sau mổ. tái khám ngay nếu có triệu chứng giống lần đầu.

Tài liệu tham khảo

  • Nguyễn Thanh Liêm (2000) “Xoắn dạ dày”. Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em, Nhà xuất bản Y Học, tr. 76-79.
  • Mortell Alan E. (2011) “Gastric Volvulus”. Newborn Surgery, (3), pp. 444-449.
  • Randolph Kyle Cribbsa, Kenneth William Gow, Mark Lewis Wulkan (2008). “Gastric Volvulus in Infants and Children”. Pediatrics,122, pp. 752–762.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*