Đại cương
- U tinh hoàn chiếm 1-2% các khối u ở trẻ em.
- Hai đỉnh tuổi thường gặp
- Trước 2 tuổi
- Tuổi thành niên
- 2-3% có thể bị hai bên
- U tinh hoàn có thể có nguồn gốc từ bất kỳ loại tế bào nào của tinh hoàn, nhưng 95% có nguồn gốc từ tế bào mầm, 5% còn lại là u từ dây sinh dục (tế bào Leydig hoặc Sertoli).
- Các loại u tinh bào and carcinom phôi ít gặp trước tuổi dậy thì
- U tinh hoàn thường là u nguyên phát, hiếm khi thứ phát từ cơ quan khác di căn.
Phân loại
Theo nguồn gốc
- U nguyên phát
- U tế bào mầm (95%)
- U quái (thường gặp nhất)
- U tinh bào (Seminom)
- Carcinom phôi
- Carcimon đệm nuôi
- U túi noãn hoàn
- U tế bào mầm hỗn hợp
- U đệm dây sinh dục (Leydig, Sertoli, hỗn hợp) (5%).
- U tế bào mầm (95%)
- U thứ phát
- U cạnh tinh hoàn (sarcom cơ vân…).
Theo độ lành ác
- Ác tính
- U tinh bào (seminom)
- Carcinom phôi
- Carcinom đệm nuôi
- U túi hoãn hoàn
- U quái (sau tuổi dậy thì thường ác tính)
- Lành tính
- Hầu hết u đệm dây sinh dục là lành tính (ác tính thường gặp ở người lớn)
- U quái (trước tuổi dậy thì)
Triệu chứng lâm sàng
- Hỏi tiền căn: u tinh hoàn (gia đình), chấn thương, tinh hoàn ẩn, bệnh lý di truyền…
- Dấu hiệu: khối vùng bìu to có thể đau hoặc không (85% không đau), đau tức vùng bụng thấp hoặc bìu, đau lưng (nếu di căn hạch ở lưng), khó thở, ho trong trường hợp có di căn phổi.
- Khám: sờ thấy khối cứng chắc vùng bìu. Tuy nhiên, khám bình thường cũng không loại trừ được u. Có thể kèm tràn dịch tinh mạc (có thể gặp ở 10 – 25% u ác tính)
- Các dấu hiệu dậy thì sớm, nữ hóa tuyến vú.
Cận lâm sàng
- Sinh hóa: AFP (u túi noãn hoàng), beta HCG (tăng trong gonadoblastoma), Testosteron (tăng trong u tế bào leydig), LDH, PLAP.
- Siêu âm bẹn bìu.
- Chụp XQ ngực: trong trường gợp Sarcom cơ vân, u túi noãn hoàn (20% có thể di căn phổi).
- CT bụng chậu, xạ hình xương: Sarcom cơ vân.
Điều trị
- Tùy theo loại u, tính chất mô học, giai đoạn bệnh mà có thể có nhiều phương pháp
- Cắt u bảo tồn tinh hoàn
- Phẫu thuật cắt cao tinh hoàn +/- hóa trị
Tiên lượng và theo dõi
- Tiên lượng tốt đối với các u lành tính. Thậm chí đối với một số trường hợp u ác tính đã di căn như u túi noãn hoàn, sarcom cơ vân, tỉ lệ sống còn nếu hóa trị thích hợp có thể lên đến 70 – 90%.
- Tái khám theo lịch hẹn
Tài liệu tham khảo
- Al-Salem A.H (2014), Testicular Tumors, An illustrated guide to pediatric surgery, Springer, pp. 505-511.
- https://urology.ucsf.edu/patient-care/children/genitourinary-malignancies/testicular-tumors#.YShTAx9MTIU
- https://urologyspecialistsnc.com/testicular-cancer/
Be the first to comment